Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh cho mẹ và bé đầy đủ nhất

Đăng bởi adminmd ngày 07/01/2022 15:55:27 0 bình luận
chàm da ở trẻ nhỏ
Chàm gây nên các vết mẩn đỏ, ngứa trên da

Chàm là tình trạng da thường xuất hiện dưới dạng mảng đỏ ngứa trên bàn tay, bàn chân, mặt,…ở trẻ. Tuy bệnh không nguy hiểm và sẽ mất dần khi bé trưởng thành nhưng sẽ gây ra nhiều khó chịu. Dưỡng ẩm, tắm giặt, lựa chọn xà phòng, quần áo phù hợp,.. là các cách hiệu quả để khắc phục chàm da ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu về bệnh chàm da ở trẻ nhỏ

Chàm là bệnh viêm da dị ứng đặc trưng bởi sự xuất hiện của những vùng da bị phát ban đỏ, khiến da khô, ngứa và đóng vảy. Chàm dễ nổi ở các vùng da mỏng như: mặt, bàn tay, bàn chân, da đầu, ngực của bé.

Nguyên nhân gây bệnh chàm da ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chàm da chưa được xác định hoàn toàn. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố gây bệnh:

Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ có tiền sử hoặc đang mắc bệnh chàm, hen suyễn, dị ứng da,… thì tỷ lệ cao con sinh ra sẽ bị mắc bệnh.

Môi trường, thời tiết: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước, khói thuốc làm tình trạng chàm da càng thêm nặng và dễ tái phát. Thời tiết khô, nóng bức cũng gây chàm dễ tái phát ở trẻ.

Cơ thể trẻ bị dị ứng: Nhiều trẻ cơ thể dị ứng với thức ăn, lông chó, mèo,…cũng dẫn đến chàm da ở trẻ.

Chàm da ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Tùy vào mức độ bệnh, cơ địa và một số yếu tố khác, chàm da sẽ không gây nguy hiểm và mất dần khi bé lớn lên. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái phát nhiều lần gây ngứa rát, khó chịu cho bé.

Tuy vậy, mẹ không nên chủ quan khi bé mắc bệnh chàm da. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời sẽ có nguy cơ nhiễm trùng da. Nó khiến da bị sưng có mủ, đỏ, ẩm ướt và mềm hơn bình thường. Trường hợp da bị nhiễm khuẩn kết hợp với một số bệnh ngoài da thường gặp như thủy đậu, zona, sởi,…thì sức khỏe của bé lúc này sẽ bị đe dọa rất lớn. Bé sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm: viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm gan,…nếu không được chữa trị kịp thời.

Như vậy, chàm da không nguy hiểm nếu bé được điều trị đúng cách. Bệnh này cũng không lây qua tiếp xúc trực tiếp nên bố mẹ không phải lo ngại khi chăm sóc bé.

Bật mí cách chăm sóc bé bị chàm da

Tắm và dưỡng ẩm – chìa khóa kiểm soát chàm da ở trẻ nhỏ

Tắm rửa mỗi ngày là cách đơn giản mà hiệu quả để ngăn chặn chàm da tái phát. Mẹ lưu ý không tắm cho bé bằng nước nóng vì điều này làm da bé bị khô. Da khô sẽ tạo điều kiện để chàm quay trở lại. Ngoài ra, mẹ cũng tránh để bé ngồi trong nước xà phòng quá lâu.

Khi tắm, mẹ không nên kỳ mạnh hoặc dùng bọt biển, các đồ thô ráp để chà xát vào da bé.

chàm da ở trẻ nhỏ
Tắm rửa hàng ngày và dưỡng ẩm da là chìa khóa kiểm soát chàm da ở bé

Sau khi tắm xong, mẹ dùng khăn mềm lau nhẹ nước còn đọng lại trên da bé. Khi da còn ẩm, mẹ thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da. Các chất này giúp da bé được khóa ẩm, da sẽ không bị khô ngứa và nổi chàm.

Hạn chế tiếp xúc hóa chất tẩy rửa mạnh

Các hóa chất tẩy rửa thường xuất hiện trong xà phòng, sữa tắm, dầu gội. Mẹ nên chọn những sản phẩm lành tính, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm. Sản phẩm chiết xuất từ thảo mộc thiên nhiên là an toàn nhất với bé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải. Mùi thơm từ nước xả vải là tổng hợp từ các loại hóa chất. Da bé vốn mỏng và nhạy cảm, các loại hóa chất, chất tẩy rửa mạnh sẽ bào mòn da gây nên da kích ứng, nổi mẩn đỏ.

Giữ cho làn da bé luôn được mát mẻ, khô thoáng

chàm da ở trẻ nhỏ
làn da khô thoáng, không tích mồ hôi sẽ làm dịu vết ngứa do chàm

Mẹ nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay vải nilon tổng hợp. Các loại vải này gây ngứa và bí da làm chàm càng trở nặng. Đặc biệt, không cho trẻ mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.

Ngăn bé gãi để tránh chàm da ở trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng

Khi bị ngứa, theo phản xạ bé sẽ gãi lên vùng chàm. Điều này vô tình gây nên các vết xước tại bề mặt da, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Khi cơn ngứa bộc phát, mẹ có thể chườm lạnh sau đó thoa kem dưỡng ẩm để làm dịu mẩn ngứa nhanh chóng. 

Chàm da ở trẻ nhỏ là một bệnh không lây nhưng dễ tái phát. Vì thế, ngoài hiểu về bệnh, cách điều trị hiệu quả, mẹ cũng cần chú ý để hạn chế bệnh cho con cao nhất có thể, để con luôn khỏe và không bị bệnh tấn công trở lại nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *